Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

NHẬT KÝ CUỐI CÙNG (31.3.1983)




NHẬT KÝ CUỐI CÙNG
DERNIER JOURNAL
J.KRISHNAMURTI
Thích nữ Tuệ Dung chuyển ngữ
Thích nữ Trí Hải hiệu đính

* * * * * *






Nhật ký cuối cùng là tác phẩm đặc biệt vì được ghi lại từ máy ghi âm do Ngài đọc lúc ở một mình.

Xin được trích từ trang 95 đến 104

Thứ năm, 31 tháng 3 năm 1983


Mưa đã rơi suốt ngày, mây ở thung lũng thật thấp, che khuất các ngọn đồi và dãy núi. Sáng hôm nay trời ủ rũ, nhưng những chiếc lá, những nụ hoa vừa nở và những sinh vật nhỏ bé lại thật sung sức. Mùa xuân đã đến nhưng không khí vẫn còn mhuốm đầy mây và bóng mát. Trời đã mưa hầu như mỗi ngày từ một tháng rưỡi nay; những trận bão và những cơn giông đã phá hủy nhiều ngôi nhà và làm lở đất trên sườn đồi. Khắp dãy đồi đều bị tổn thương rất nặng, có lẽ vùng này luôn phải lãnh chịu số phận oái ăm. Mỗi một mùa đông đều gieo rắc một tai họa khác nhau. Khi thì khô quá mức, khi thì mưa xối xả phá hoại đủ thứ, khi thì dâng những cơn sóng quái ác lên thật cao làm ngập lụt đường sá, như thể không muốn cho mặt đất được tận hưởng vẻ duyên dáng của mùa xuân.

Toàn thể quốc gia là hội trường cho những phát biểu về chiến tranh hạt nhân, người ủng hộ kẻ chống đối. Những chính trị gia bàn chuyện bảo vệ, nhưng có sự bảo vệ nào đâu, hay chỉ là chiến tranh, là sự tiêu diệt hàng triệu con người. Đấy là một tình huống khó khăn, một vấn đề lớn lao mà con người phải đương đầu. Phe này đòi phát triển và bành trướng theo cách của họ, trong khi phe khác lại công kích bằng cách mua bán vũ khí, đặt để những lý thuyết áp bức và xâm chiếm đất đai.

Bây giờ con người tự đặt một câu hỏi mà đáng lẽ họ phải đề ra từ bao nhiêu năm về trước. Suốt cuộc đời, con người luôn chuẩn bị chiến tranh. Sự chuẩn bị cho cuộc chiến này bất hạnh thay lại là khuynh hướng tự nhiên của con người. Sau khi trải qua bao nhiêu thăng trầm, con người tự hỏi bây giờ ta phải làm gì. Trách nhiệm của ta trước vấn đề mà ta luôn phải đương đầu là gì? Đây mới chính là câu hỏi thật sự dành cho nhân loại, chứ không phải suy tính chế tạo những vũ khí tối tân. Bao giờ cũng thế, cứ sau cơn khủng hoảng ta mới tự hỏi phải làm gì. Trước tình trạng như hiện nay, những chính trị gia và quần chúng sẽ quyết định nhân danh niềm tự hào quốc gia hay chủng tộc, nhân danh quê cha đất tổ cùng những khái niệm tương tự.

Câu hỏi được đặt ra quá trễ. Cho dù các phương cách có được tức tốc đưa ra đi nữa, thì vấn đề thật sự của chúng ta là: có thể nào chấm dứt tất cả hiềm khích, chứ không chỉ chấm dứt cuộc chiến này hay tranh chấp nọ, cho dù đấy là chiến tranh hạt nhân hay cổ điển? Ta cũng cần có ý thức để tìm ra nguyên nhân của chiến tranh. Khi chưa tìm ra nguyên nhân để giải quyết, thì chúng ta vẫn còn bị kẹt vào thói cũ là tiếp tục đường lối chiến tranh cổ điển hay hạt nhân, và con người sẽ tiêu diệt lẫn nhau.

Chúng ta hãy họp nhau lại để đặt vấn đề nguyên nhân sâu xa căn bản của mọi cuộc chiến tranh. Ta phải tìm cho ra những nguyên nhân căn đế chứ không phải những nguyên nhân bịa đặt, sặc mùi lãng mạn, yêu tổ quốc hay gì gì đó. Ta phải hiểu lý do vì sao con người sắp đặt các cuộc tàn sát hợp pháp. Khi ta còn chưa tìm ra câu trả lời thì chiến tranh cứ còn tiếp diễn. Nhưng ta đã không coi trọng vấn đề này, ta không để hết tâm trí vào việc tìm kiếm nguyên nhân. Ngoài cái đang xảy ra bây giờ, cái tranh chấp hiện tiền, nỗi khủng hoảng đương thời, ta không thể nào cùng nhau tìm ra những nguyên nhân thật sự của mọi chiến tranh, đưa chúng ta ánh sáng để giải trừ chúng hay sao? Muốn làm thế ta cần phải tha thiết tìm cho ra sự thật.

Câu hỏi quan trọng là, đâu là nguyên nhân của sự chia rẽ - người Nga, người Mỹ, người Anh, người Pháp, người Đức, v.v. Tại sao phải chia rẽ người với người, giòng giống với giống nòi, văn hóa với văn hóa, lý thuyết với lý thuyết? Tại sao? Tại sao lại có sự chia rẽ? Người ta đã chia đất đai phân biệt xứ sở của anh, xứ sở của tôi, vì sao vậy? Phải chăng vì một thứ mà ta nghĩ là sẽ bảo vệ mình, đem lại an ổn cho mình, tức sự bám víu vào một nhóm riêng biệt, vào một niềm tin, một tín ngưỡng? Nhưng các tôn giáo cũng đã chia rẽ chúng ta, cũng đã khiến con người chống lại nhau, nào là những người Ấn giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Do-thái, v.v. Chủ nghĩa quốc gia và lòng yêu nước chỉ là một hình thức biểu dương và tự tôn của hệ thống bộ lạc. Cộng đồng các ngôn ngữ, các khuynh hướng, các hệ thống chính trị và tôn giáo đều hiển lộ tính sở hữu trong tất cả các bộ tộc dù lớn dù nhỏ. Ấy thế mà người ta lại cảm thấy được an ổn, được bảo vệ, được hạnh phúc, được vỗ về. Và để có được niềm an ổn, chỗ nương tựa ấy, con người sẵn sàng giết người khác - những con người cũng như chính họ, đang thèm được bình an, được bảo vệ, được thuộc về một cái gì. Nỗi ao ước mãnh liệt phân chia con người thành đoàn nhóm cùng một màu cờ, cùng một nghi thức tôn giáo v.v... đã gây cho chúng ta cái cảm giác muốn có gốc có nguồn để khỏi trở thành những kẻ không nhà lang thang. Ai cũng muốn tìm kiếm cội nguồn của mình cả.

Chúng ta cũng đã chia thế giới thành những khu vực kinh tế với tất cả những rắc rối của chúng. Công nghiệp nặng có lẽ là một trong những nguyên nhân chính của chiến tranh. Khi công nghiệp và kinh tế liên hệ chặt chẽ đến chính trị, thì chúng chỉ còn có thể duy trì một sinh hoạt riêng biệt hầu bảo tồn sức mạnh của chúng. Hầu hết các quốc gia mạnh hay yếu đều phải làm như thế. Những tiểu quốc được các cường quốc trang bị vũ khí. Việc này được làm âm thầm cho một số quốc gia này và công khai cho một số quốc gia khác. Tất cả những sự khốn cùng, thống khổ và lãng phí khủng khiếp và vũ khí phải chăng bắt nguồn từ niềm kiêu hãnh, nỗi tham vọng thắng lướt các quốc gia khác?

Đây là phần đất của chúng tôi chứ không phải của các anh, của tôi chứ không phải của nó. Chúng tôi có mặt ở đây để sống và giúp đỡ lẫn nhau chứ không phải để hại nhau. Đây không phải là một tư tưởng lãng mạn, mà là một thực tế. Thế nhưng con người đã phân chia đất đai với hy vọng tự mình tìm thấy bình an hạnh phúc, một niềm vui lâu dài. Bao lâu chưa có sự thay đổi căn bản xóa bỏ các quốc gia, các lý thuyết và các chia rẻ tôn giáo để lập nên mối liên hệ khắp toàn cầu - trước nhất về nội tâm và tâm lý, rồi đến hình thức bên ngoài - thì chúng ta cứ còn tạo ra chiến tranh. Nếu bạn làm người khác đau, nếu bạn giết họ vì sân si hay do sắp đặt gọi là chiến tranh, thì tức là bạn - người đại diện cho nhân loại chứ không phải một cá nhân riêng biệt - đã gây chiến với những người còn lại, và thế là bạn tự hủy hoại mình.

Đây là vấn đề chính, vấn đề nòng cốt mà ta cần hiểu và giải quyết. Bao lâu chúng ta còn chưa dấn mình vào việc xóa bỏ sự phân chia quốc gia, kinh tế và tôn giáo thì ta còn kéo dài cuộc chiến và còn phải chịu trách nhiệm về tất cả các hình thức chiến tranh dù hạt nhân hay cổ điển.

Đây là một câu hỏi thật quan trọng và khẩn cấp: con người, tức là bạn, có thể nào tự mình dẫn dắt sự thay đổi ấy, chứ không phải nói là: "Nếu tôi thay đổi thì có gì xảy ra không? Có tí hiệu quả nào không, hay chỉ như một giọt nước rơi vào biển cả? Thay đổi để làm gì?" Đây là một câu hỏi sai lầm, nếu ta được phép nói vậy. Câu hỏi sai vì bạn là người của nhân loại. Bạn là thế gian, không tách khỏi thế gian. Bạn không phải là người Mỹ, người Nga, người Ấn hay người Hồi. Bạn không lệ thuộc và những nhãn hiệu và ngôn từ ấy, bạn là người của nhân loại vì ý thức và hành động của bạn giống như ý thức và hành động của tất cả mọi người. Có thể bạn nói một ngôn ngữ khác, sống theo một phong tục khác, đấy là nền văn hóa cạn cợt - hình như tất cả các nền văn hóa đều vậy - nhưng ý thức, hành động, đức tin, niềm tin, lý thuyết, mối sợ hãi và cơn khắc khoải, nỗi cô đơn, nỗi buồn và niềm vui của bạn đều giống như của nhân loại. Sự thay đổi của bạn sẽ kích động toàn thể nhân loại.

Trong sự tìm kiến nguyên nhân chiến tranh, ta cần xem xét sự kiện này. Chiến tranh chỉ có thể được hiểu rõ và được trừ khử một khi chính bạn và tất cả những ai lo lắng về sự sống còn của con người, đều cảm thấy mình hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự tàn sát kẻ khác. Cái gì làm bạn thay đổi và ý thức được tình trạng kinh khủng mà ta đã gây ra hiện nay? Cái gì làm bạn gạt qua mọi phân chia tôn giáo, quốc gia hay đạo đức? Cần thêm đau khổ chăng? Nhưng đau khổ đã tiếp diễn từ bao nhiêu ngàn năm mà con người có thay đổi chút nào đâu; họ vẫn cứ lệ thuộc vào một truyền thống ấy, với kiểu sống bộ lạc, phân chia tôn giáo thành "Thượng đế của tôi" và "Thượng đế của anh".

Các Thượng đế và những người nhân danh Thượng đế đều là những sáng kiến của tư tưởng; họ không có thật trong đời sống hàng ngày. Phần lớn các tôn giáo đều tuyên bố là tội lỗi lớn nhất là giết hại con người. Người Ấn giáo và Phật giáo đã nói điều này trước người Thiên chúa giáo rất lâu. Ấy thế mà dù có tin Chúa hay tin vào một đấng cứu rỗi nào, con người vẫn cứ tiếp tục sát sanh. Bạn có thay đổi nếu được thưởng lên thiên đang hay bị đọa xuống địa ngục không? Điều này cũng đã được ban tặng cho con người. Và cũng đã thất bại. Không có một quyền lực bên ngoài nào, như các bộ luật hay các hệ thống chẳng hạn, ngăn trở được con người tàn sát lẫn nhau. Các cuộc chiến cũng sẽ không dược trừ khử bởi những tín ngưỡng tri thức hay lãng mạn. Chúng chỉ chấm dứt khi chính bạn cũng như toàn thể nhân loại nhận ra rằng tất cả các hình thức chia rẽ đều làm nhân cho hiềm khích. Điều này sẽ lan rộng hay bị thu hẹp lại, nhưng mối bất hòa và nỗi đau đớn chắc chắn sẽ có mặt. Do đó bạn phải chịu trách nhiệm không những với những đứa con của bạn mà của tất cả nhân loại nữa. Khi mà bạn còn chưa hiểu điều này thật rõ ràng chứ không phải qua ngôn từ, bằng ý tưởng hay bằng nhận thức đơn giản, khi mà bạn không thấm thía điều này vào tận xương tủy, vào lối nhìn về cuộc đời, vào những hành động của mình, thì bạn vẫn cứ duy trì cuộc tàn sát có tổ chức gọi là chiến tranh. Trước mối nguy cấp này, sự nhận thức quan trọng hơn là câu trả lời.

Thế giới này bệnh hoạn quá và không có một quyền năng nào ở ngoài để giúp đỡ. Chỉ có bạn mà thôi. Chúng ta đã có những nhà lãnh đạo, những chuyên gia, đủ loại viên chức bên ngoài, có cả Chúa nữa: nhưng không có một hiệu quả nào cả; những vị này không ảnh hưởng tí nào đến trạng thái tâm lý của chúng ta. Họ không thể hướng dẫn ta. Không một nhà chức trách hay một bậc thầy nào có thể làm bạn tăng sức mạnh nội tâm, hay ban cho bạn một tâm lý chững chạc hoàn toàn. Khi bạn còn chìm đắm trong mớ rối ren thì nhà của bạn không được gìn giữ đàng hoàng, bạn phải tạo nên một nhà tiên tri từ bên ngoài, nhưng nhà tiên tri này lại luôn làm bạn lạc hướng. Nhà của bạn bừa bãi quá và không có ai trên trái đất hay trên trời có thể sắp xếp nó lại cho ngăn nắp. Khi mà bạn còn chưa hiểu bản chất của rắc rối, bản chất của hiềm khích và chia rẽ, thì chính bản thân bạn luôn bị lộn xộn, nghĩa là luôn ở trong chiến tranh.

Điều cần biết không phải là xem quốc gia nào mạnh nhất về vũ khí, mà là thấy rằng con người chống lại con người. Con người ấy đã dựng lên những lý thuyết chống trái nhau. Bao lâu những tư tưởng, lý thuyết ấy còn tồn tại và con người chưa gánh lấy trách nhiệm về người khác, thì không có hòa bình thật sự trên đời.



Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Chiêm nghiệm cuộc đời - 1. Chức năng của nền giáo dục




CHIÊM NGHIỆM CUỘC ĐỜI
THINK ON THESE THINGS
J. Krishnamurti
Biên dịch: Lê Tuyên – Hiệu đính: Lê Gia
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
1. CHỨC NĂNG
CỦA NỀN GIÁO DỤC
---------------------------------

Tôi không biết đã bao giờ chúng ta tự hỏi mình xem giáo dục là gì chưa. Tại sao chúng ta lại đến trường, tại sao chúng ta lại học nhiều môn học khác nhau, tại sao chúng ta phải vượt qua các kỳ thi và cạnh tranh với nhau nhằm giành thứ hạng tốt nhất? Cái được gọi là nền giáo dục này là gì? Đây thật sự là một vấn đề quan trọng, không những đối với học sinh mà còn đối với các bậc phụ huynh, giáo viên và với tất cả những ai yêu trái đất này. Tại sao chúng ta phải được giáo dục để chỉ vượt qua các kỳ thi và tìm được một công việc làm? Hay chức năng của nền giáo dục là giúp chúng ta thấu hiểu được toàn bộ cuộc sống? Việc có được một công việc làm và kiếm sống là điều cần thiết – nhưng đó có phải là tất cả không? Bạn được giáo dục chỉ để được như thế thôi sao? Rõ ràng, cuộc sống không chỉ là những công việc, một nghề nghiệp; cuộc sống là một cái gì đó vô cùng rộng lớn và sâu sắc hơn, nó là một bí ẩn không giới hạn, nó là một thế giới bao la, mà chúng ta tồn tại trong vai trò là con người. Nếu chúng ta chỉ tự trang bị nhằm tìm cách kiếm sống thì chúng ta sẽ bỏ nhỡ cuộc sống này; việc thấu hiểu cuộc sống này là điều quan trọng hơn nhiều so với việc trang bị cho các kỳ thi và trở nên tinh thông về toán học, vật lý học hoặc những gì bạn muốn.
Thế nên, dù chúng ta là giáo viên hay học sinh, điều quan trọng là chúng ta cần phải tự hỏi mình xem tại sao chúng ta lại làm công việc giáo dục hoặc được giáo dục, không phải sao? Chim chóc, hoa cỏ, cây cối, bầu trời, trăng sao, sông suối, vân vân – tất cả những thứ này là cuộc sống. Cuộc sống là người giàu và kẻ nghèo; cuộc sống là cuộc đấu tranh liên tục giũa các nhóm người, chủng loài và quốc gia; cuộc sống là sự chiêm nghiệm thiền định; cuộc sống là những gì mà chúng ta gọi là tín ngưỡng, cuộc sống cũng là những gì tiềm ẩn trong tâm hồn – ganh tị, tham vọng, đam mê, đố kỵ, lo sợ, thỏa mãn, ưu phiền. Tất cả những thứ này và còn nhiều nhiều nữa chính là cuộc sống. Nhưng chúng ta thường chỉ tự trang bị nhằm tìm hiểu một góc nhỏ của cuộc sống này. Chúng ta vượt qua các kỳ thi, tìm thấy một công việc, kết hôn, sinh con cái và ngày càng thêm máy móc. Chúng ta không ngừng lo sợ về cuộc sống này. Vậy thì, chức năng của giáo dục là giúp ta thấu hiểu được toàn bộ cuộc sống, hay chức năng của giáo dục là chỉ giúp chúng ta có được một công việc làm?
Điều gì đã xảy ra cho tất cả chúng ta khi chúng ta trở thành các chàng trai, cô gái trưởng thành? Bạn đã bao giờ tự hỏi mình rằng bạn sẽ làm gì khi bạn trưởng thành chưa? Rõ ràng là bạn sẽ kết hôn, trước khi bạn biết được rằng mình đang ở đâu thì bạn đã trở thành các bà mẹ và các ông bố; và rồi bạn sẽ bị trói chặt vào công việc, hoặc nhà bếp, rồi bạn sẽ dần dần tiều tụy. Đó là tất cả những gì sẽ diễn ra trong đời bạn ư? Bạn đã bao giờ tự đặt cho mình câu hỏi này chưa? Bạn không cần phải đặt ra cho mình câu hỏi này sao? Nếu gia đình bạn giàu có thì bạn có thể có được một địa vị khá tốt, cha bạn có thể cho bạn một công việc tốt, hoặc bạn có thể cưới được một người vợ hay một người chồng giàu có; nhưng rồi đời bạn cũng sẽ suy tàn, phân rã. Bạn nhận thấy rõ điều này chưa?
Chắc chắn là, nền giáo dục sẽ trở thành vô nghĩa trừ khi nó giúp bạn thấu hiểu được cuộc sống bao la này cùng với mọi điều bí ẩn phía sau nó, cùng với vẻ đẹp tuyệt vời của nó, cùng với những vui buồn của nó. Bạn có thể có nhiều bắng cấp, bạn có thể có một công việc tốt, nhưng rồi sao nữa? Những thứ đó sẽ có ý nghĩa gì khi tâm hồn bạn luôn mờ đục, mệt mỏi, chán chường? Vậy thì, trong khi bạn còn trẻ, bạn không cần phải tìm hiểu xem cuộc sống là gì sao? Chức năng của nền giáo dục không phải là giúp bạn có được trí thông minh tìm hiểu tất cả những rắc rối này sao? Bạn có biết trí thông minh là gì không? Rõ ràng nó là khả năng suy nghĩ một cách sáng suốt, không hề bị gò ép bởi bất kỳ một lo sợ hay một thể thức nào, nhờ đó bạn có thể tự khám phá được mọi sự thật; nhưng nếu bạn lo sợ thì bạn chẳng bao giờ thông minh sáng suốt. Bất kỳ hình thức nào của tham vọng, dù thiêng liêng hay trần tục, đều dung dưỡng những lo sợ, thế nên tham vọng không giúp chúng ta tạo ra được một tâm hồn trong sáng, mộc mạc, thanh khiết, trinh nguyên, sáng suốt.
Bạn biết đấy, điều quan trọng trong khi bạn còn trẻ là bạn cần được sống trong môi trường mà ở đó không tồn tại bất kỳ sự lo sợ nào; chúng ta sợ sự sống, chúng ta sợ mất việc, chúng ta sợ truyền thống, chúng ta sợ dư luận, chúng ta sợ những gì chồng hoặc vợ mình có thể nói, chúng ta sợ chết. Hầu hết chúng ta đều có những lo sợ ở một hình thức nào đó; nơi nào có lo sợ thì nơi đó không có sự sáng suốt. Cuộc sống thật sự luôn tươi đẹp, nó không phải là thứ xấu xa mà chúng ta đã tạo ra. Bạn chỉ có thể thưởng thức vẻ đẹp của nó, sự sâu sắc của nó, vẻ yêu kiều của nó khi bạn cự tuyệt mọi thứ - tín ngưỡng, truyền thống, xã hội mục nát hiện nay – nhờ đó mà bạn có thể tự khám phá được đau là sự thật. Không phải để bắt chước noi theo mà là để khám phá – đó chính là chức năng của nền giáo dục, không đúng sao? Việc rập khuôn theo những gì xã hội hoặc cha mẹ hoặc thầy cô hướng dẫn là việc dễ dàng. Đó dường như là một lối sống an toàn; nhưng đó không phải là cuộc sống vì trong lối sống luôn tồn tại những lo sợ, khủng hoảng, chết chóc. Sống nghĩa là tự khám phá được đâu là sự thật, bạn chỉ có thể làm được điều này khi bạn có được sự tự do, khi trong lòng bạn tồn tại cuộc cách mạng không ngừng.
Nhưng không ai khuyến khích bạn làm điều này; không ai bảo bạn phải đặt câu hỏi, hãy thử tìm hiểu Thượng đế là gì, vì nếu bạn đứng lên tự tìm hiểu như thế thì bạn sẽ trở thành mối nguy hại cho tất cả những gì đang sai lạc đang tồn tại. Cha mẹ bạn và xã hội muốn bạn sống một cách an toàn, bạn cũng muốn sống một cách an toàn. Sự sống một cách an toàn thường có nghĩa là sống trong sự bắt chước, sự rập khuôn, sự theo đuôi một ai đó, thế nên trong sự sống đó luôn tồn tại những lo sợ. Chắc chắn chức năng của nền giáo dục là nhằm giúp mỗi người trong chúng ta có thể sống tự do và không lo sợ, không phải sao? Để có thể tạo ra một môi trường mà ở đó không tồn tại bất kỳ lo sợ nào thì chính bạn và các nhà sư phạm cần phải suy nghĩ thật nhiều về vấn đề này.
Bạn có biết điều này có ý nghĩa gì không – một môi trường không tồn tại lo sợ có ý nghĩa gì? Chúng ta phải tạo ra một môi trường như thế vì chúng ta nhận thấy rằng thế giới này không ngừng bị mắc kẹt bởi những cuộc chiến tranh bất tận; được dẫn dắt bởi các chính trị gia không ngừng tìm kiếm quyền lực; đây là một thế giới của luật sư, cảnh sát và quân đội, của những người tham vọng không ngừng tìm kiếm địa vị và tất cả họ đang đấu đá lẫn nhau để có được thứ này. Có những người được gọi là thánh nhân, được gọi là mộ đạo, họ cũng muốn địa vị, quyền lực, trong kiếp này hoặc trong kiếp sau. Đây là một thế giới điên loạn, hoàn toàn nhiễu loạn, người ta không ngừng cạnh tranh đấu đá lẫn nhau để tìm đến được nơi an toàn, quyền lực và địa vị. Thế giới này bị xé nát bởi những đức tin mâu thuẩn nhau, bởi đẳng cấp, giai cấp, tầng lớp, quốc gia, mọi hình thức xuẩn ngốc khác nhau… Đây là thế giới mà bạn đang được giáo dục để hòa nhập vào trong nó. Bạn được khuyến khích hãy hòa nhập theo một khuôn khổ nào đó của xã hội thảm khốc này; cha mẹ bạn muốn bạn làm điều đó, bạn muốn hòa nhập cùng nó.
Vậy thì, chức năng của nền giáo dục chỉ nhằm giúp bạn hòa nhập theo một khuôn mẫu nào đó của xã hội nhiễu loạn này, hay là nhằm giúp bạn có được sự tự do – hoàn toàn tự do để phát triển và tạo ra một xã hội khác, một thế giới khác? Chúng ta muốn có sự tự do không phải trong tương lai mà ngay lúc này, nếu không thế thì tất cả chúng ta có thể bị diệt vong. Chúng ta phải lập tức tạo ra một môi trường tự do nhờ đó bạn có thể sống và tự khám phá cho chính mình xem đâu là sự thật, nhờ đó bạn trở nên sáng suốt, nhờ đó bạn có thể đối mặt với thế giới này và thấu hiểu được nó, không chỉ thích nghi với nó, nhờ đó mà trong tâm lý bạn luôn cự tuyệt mọi thứ, vì chỉ có ai luôn cự tuyệt những gì xưa cũ mới có thể khám phá đâu là sự thật – chứ không phải là những người chỉ biết rập khuôn, máy móc, theo đuổi. Chỉ khi bạn không ngừng tìm hiểu, quan sát học tập, thì bạn mới có thể tìm được sự thật, chân lý, Thượng đế, hoặc tình yêu. Bạn không thể tìm hiểu, quan sát, học tập, ý thức sâu sắc, nếu bạn luôn sợ hãi. Thế nên, chức năng của nền giáo dục, rõ ràng thế, là đẩy lùi những lo sợ đã và đang hủy diệt nhân loại và tình yêu trong nhân loại.
          * Người chất vấn: Nếu mọi cá nhân đều cự tuyệt, phản kháng, nổi loạn, ngài không nghĩ rằng thế giới này sẽ rối loạn sao?
KRISHNAMURTI: Trước tiên bạn cần lắng nghe câu hỏi này, vì điều quan trọng là phải hiểu được vấn đề chú không phải là chờ đợi câu trả lời. Câu hỏi ở đây là: nếu mọi cá nhân đều cự tuyệt, phản kháng, nổi loạn, ngài không nghĩ rằng thế giới này sẽ rối loạn sao? Nhưng liệu xã hội hiện nay có trật tự không để chúng ta có thể nói rằng khi mọi người cự tuyệt thì nó sẽ rối loạn? Giờ đây xã hội chúng ta không rối loạn sao? Hiện nay mọi việc đều tốt đẹp, đều trật tự, đều quy củ sao? Mọi người đều đang sống hạnh phúc và thịnh vượng sao? Không có sự đấu đá giữa người với người sao? Mọi người không tham vọng, không đua tranh, không đàn áp nhau sao? Thế giới này đã rối loạn, đó là điều đầu tiên chúng ta cần biết đến. Xin đừng nói rằng thế giới của chúng ta đang trật tự nhé; đừng tự mê hoặc mình bằng từ ngữ. Dù ở đây hay ở bất cứ  nơi đâu, thế giới đang ngày càng thoái hóa. Nếu bạn nhận thấy sự thoái hóa này thì bạn đang gặp phải thử thách: bạn phải tìm cách giải quyết vấn đề cấp bách này. Cách phản ứng của bạn trước thử thách là điều quan trọng, không phải sao? Nếu bạn phản ứng trong vai trò là một người Phật giáo, Cơ đốc giáo, người Cộng sản, người Tư bản thì phản ứng của bạn rất hạn hẹp – hoàn toàn chẳng ý nghĩa gì. Bạn chỉ có thể phản ứng một cách thích đáng khi không có bất kỳ lo sợ nào trong bạn, khi bạn không nghĩ rằng mình là một người Phật giáo, Cơ đốc giáo, hay một người Cộng sản. Bạn là người thật sự đang cố gắng giải quyết vấn đề này; bạn không thể giải quyết được nó trừ khi chính bạn phản kháng chống lại toàn bộ lòng tham của nhân loại. Khi bạn không còn tham vọng, không còn mưu cầu, không còn bám víu lấy sự an toàn của chính mình – chỉ khi đó bạn mới có thể phản ứng với thử thách một cách thích đáng và tạo ra một thế giới mới.               
          * Người chất vấn:  Phản kháng, học tập, yêu thương – chúng diễn ra lần lượt hay chúng diễn ra cùng một lúc.
KRISHNAMURTI: Dĩ nhiên chúng không phải là ba quá trình tách biệt; đó là một quá trình đơn nhất. Bạn biết đấy, điều quan trọng là chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của câu hỏi. Câu hỏi này được đặt trên nền tảng là lý thuyết, chứ không phải là trải nghiệm; nó chỉ là một lời nói, một lý luận nên nó chẳng có giá trị gì. Một người không sợ hãi là một người thật sự phản kháng, đấu tranh nhằm khám phá xem, tìm hiểu xem học tập là gì, yêu thương là gì – một người như thế không đặt câu hỏi rằng đây là một chuỗi liên tục hay diễn ra đồng thời. Chúng ta rất tinh thông về từ ngữ, chúng ta nghĩ rằng qua việc đưa ra một số lời giải thích nào đó thì chúng ta có thể giải quyết được vấn đề.
Bạn có biết học tập nghĩa là gì không? Khi bạn thực sự học tập, bạn sẽ tự tìm hiểu về toàn bộ đời sống của mình mà không học tập từ ai cả. Khi đó tất cả mọi việc sẽ dạy bạn – chiếc lá khô trên cành, chú chim bay lượn trên bầu trời, giọt nước mắt, người giàu và kẻ nghèo, nụ cười, tiếng khóc, vân vân. Bạn học tập từ mọi thứ nên không có ai là người dẫn dắt bạn, không một triết gia nào, không một giáo điều nào. Cuộc sống tự nó đã là một người thầy của bạn, khi đó bạn ở trong trạng thái không ngừng học tập.
          * Người chất vấn: Có đúng là xã hội này được đặt trên nền tảng là tham vọng: nếu chúng ta không có tham vọng thì chúng ta sẽ không có suy vong sao?  
KRISHNAMURTI: Đây là một câu hỏi quan trọng, chúng ta cần phải lưu tâm nhiều.
Bạn có biết sự lưu tâm là gì không? Chúng ta hãy khám phá xem. Trong phòng học, khi bạn nhìn ra ngoài cửa sổ hay khi bạn kéo tóc một ai đó, giáo viên bảo bạn hãy lưu tâm. Điều này có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là bạn không mấy hứng thú với những điều bạn đang học nên giáo viên buộc bạn phải lưu tâm – đây hoàn toàn không phải là sự lưu tâm. Sự lưu tâm xuất hiện khi bạn quan tâm sâu sắc đến một thứ gì đó, khi bạn muốn khám phá mọi ngóc ngách về nó; khi đó toàn bộ tâm trí bạ, toàn bộ linh hồn bạn đều được đặt vào đó. Tương tư, khi bạn nhận thấy rằng câu hỏi này – nếu chúng ta không có tham vọng, chúng ta sẽ không bị suy vong sao? – thực sự quan trọng, thì bạn sẽ quan tâm, bạn sẽ hứng thú, bạn sẽ muốn khám phá sự thật về vấn đề này.
Vậy thì, một con người có tham vọng không tự hủy hoại chính mình sao? Đây là điều chúng ta cần tìm hiểu trước tiên, chứ không phải là việc “tham vọng là đúng hay sai”. Bạn hãy nhìn quanh mình, bạn hãy quan sát những người có tham vọng xem. Điều gì xảy ra khi bạn có tham vọng? Bạn nghĩ về chính mình, không phải sao? Bạn ác độc, bạn chẳng cần quan tâm đến ai vì bạn đang cố gắng thỏa mãn tham vọng của mình, cố gắng trở thành một người có uy lực, bạn tạo ra một xã hội đầy ắp xung đột giữa người thành công và thất bại. Có một cuộc chiến không ngừng giữa bạn và những người cũng đang theo đuổi những gì bạn muốn; sự xung đột này sẽ tạo ra một đời sống sáng tạo sao? Bạn hiểu chứ, hay việc này quá khó khiến bạn không hiểu được?
Khi bạn thích làm một việc gì đó vì chính nó thì bạn có tham vọng không? Khi bạn làm một việc bằng chính cả con tim mình, không phải vì bạn muốn đến được một nơi nào đó, không phải vì bạn muốn thu được một lợi ích nào đó, đơn giản là vì bạn thích nó – khi đó tham vọng có xuất hiện không? Khi đó không có sự cạnh tranh, không một ganh đua nào xuất hiện cả. Nền giáo dục cần phải giúp bạn khám phá xem bạn thật sự thích làm gì, nhờ đó mà từ đầu đến cuối cuộc đời bạn luôn thực hiện những gì bạn cảm thấy là đáng giá và những gì bạn nhận thấy là có ý nghĩa với mình, không phải sao? Nếu không, tất cả những gì còn lại của bạn sẽ chìm trong khổ sở. Khi bạn không biết mình thực sự thích làm gì thì tâm hồn bạn sẽ rơi vào sự đơn điệu, tẻ nhạt, buồn chán, suy vong. Nên ngay khi còn trẻ bạn cần phải khám phá xem bạn thực sự thích làm gì; đây là lối đi duy nhất để tạo ra một xã hội mới.
          * Người chất vấn: Tại Ấn Độ cũng như tại hầu hết các quốc gia khác, giáo dục được chính phủ kiểm soát. Trong những hoàn cảnh như thế chúng ta có thể tiến hành một thử nghiệm như ngài vừa mô ta hay không?
KRISHNAMURTI: Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì loại trường học thế này có tồn tại không? Đó là những gì bạn muốn hỏi. Bạn nhận thấy rằng mọi việc trên toàn thế giới càng ngày càng được chính phủ kiểm soát nhiều hơn, được kiểm soát bởi chính trị gia, bởi những người nắm quyền lực muốn định hình tâm hồn và con tim chúng ta, họ muốn chúng ta phải suy nghĩ theo một phương cách nhất định nào đó.
Vậy thì bạn nghĩ sao? Bạn biết đấy, nếu bạn nghĩ rằng điều gì đó là quan trọng, thực sự đáng giá, thì bạn sẽ dành cả con tim mình cho việc đó bất chấp chính phủ và các chỉ dụ của xã hội và rồi bạn sẽ thành công. Nhưng hầu hết chúng ta đều không dành cả con tim mình cho bất kỳ thứ gì, đó là lý do tại sao chúng ta lại đặt ra câu hỏi này. Nếu bạn và tôi thật sự cảm thấy rằng chúng ta cần tạo ra một thế giới mới thì chúng ta sẽ dành cả con tim, tâm hồn và thể xác mình cho việc tạo ra một lọai trường học mà ở đó không tồn tại bất kỳ nỗi lo sợ nào.
Thưa quý vị, bất kỳ cuộc cách mạng chân chính nào cũng được tạo bởi một số ít người nhận thấy được đâu là sự thật và sẵn lòng sống theo đúng sự thật đó; nhưng để khám phá được sự thật là gì thì chúng ta cần phải có sự tự do thoát ra khỏi truyền thống xưa cũ, có nghĩa là sự tự do thoát ra khỏi mọi lo sợ.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *


Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

BẠN LÀM GÌ VỚI ĐỜI MÌNH? - TỨC GIẬN VÀ BẠO LỰC





J.Krishnamurti 

BẠN LÀM GÌ VỚI ĐỜI MÌNH?
Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
-------- 
Phần hai
Tự biết mình:
Bí quyết để được giải thoát

Chương hai
 TỨC GIẬN VÀ BẠO LỰC

-1-
Tức giận có thể là sự lên mặt ta đây
(cho ta đây là quan trọng)

Tức giận sở hữu một phẩm chất thời gian, ít ra thì cũng thế, tất cả những mọi quan hệ bị chấm dứt. tức giận có một sinh lực và sức mạnh trong nhất thời. Luôn luôn tồn tại một nỗi thất vọng lạ thường trong những tức giận; vì cô lập tức là thất vọng. Tức giận vì ngã lòng thất vọng, tức giận vì ganh tỵ, tức giận vì bị xúc phạm, tức giận vì bị tổn thương, thường dẫn đến những kết cục bạo lực để tự bào chữa biện hộ cho mình. Chúng ta kết án xử phạt người khác, và chính việc kết án xử phạt đó là một hình thức bào chữa biện hộ cho chính chúng ta. Không có những thái độ như thế, hoặc tự cho mình là đúng đắn hoặc hạ mình tự cho mình là sai trái, thì chúng ta sẽ ra sao? Chúng ta dùng tất cả mọi phương tiện để vực bản thân mình dậy; và tức giận, cũng giống như căm ghét, là một trong số những phương án dễ dàng nhất. Có những tức giận ngẫu nhiên, tự xuất hiện trong nhất thời rồi lại biến  mất mà không có chủ ý của cá nhân; nhưng những tức giận hình thành có chủ ý, tức giận này đã được trù tính để tìm cách phá hoại mọi người, đó là một vấn đề khác.

-2-
Những căn nguyên tâm sinh lý của tức giận

Những tức giận ngẫu nhiên có thể do một số nguyên nhân sinh lý, chúng ta có thể phát hiện và điều trị được những nguyên nhân này; nhưng nỗi tức giận là kết quả của một nguyên nhân tâm lý thì lại tinh vi hơn và khó chữa trị hơn. Hầu hết mọi chúng ta đều không quan tâm nhiều đến tức giận, chúng ta thường tha thứ cho những tức giận của bản thân mình. Tại sao chúng ta không nên tức giận khi người khác hoặc chính bản thân chúng ta có những thái độ cư xử sai trái? Chúng ta không bao giờ chỉ nói rằng mình đang tức giận rồi ngưng lại ở đó; chúng ta thường giải thích tỉ mỉ về nguyên nhân khiến chúng ta tức giận. Chúng ta không bao giờ chỉ nói rằng mình đang ganh tỵ hay đau khổ, mà chúng ta lại liên tục bào chữa biện hộ chứng minh rằng thái độ ganh tỵ của mình là đúng. Chúng ta thường tiếp tục nói rằng đã yêu thương thì phải có ganh tỵ, hoặc chúng ta liên tục nói về hành động của một người nào đó đã khiến cho chúng ta đau khổ, và vân vân. Chính những lời giải thích đó, những lời nói dài dòng đó, hoặc êm dịu hoặc lớn tiếng, đã làm duy trì kéo dài cảm xúc tức giận trong chúng ta, làm cho cảm xúc tức giận thêm lớn mạnh. Những lời giải thích biện hộ như thế, hoặc im lặng hoặc phát biểu thành lời, đóng vai trò như một tấm chắn bảo vệ, ngăn chúng ta không tự soi xét khám phá chính bản thân mình nữa. Chúng ta muốn được biểu dương hoặc tâng bốc xu nịnh, chúng ta mong đợi một điều gì đó; và khi những điều chúng ta mong đợi không xuất hiện, chúng ta trở nên thất vọng, chúng ta trở nên đau khổ và ganh ghét. Rồi thì, mãnh liệt hoặc nhẹ nhàng, chúng ta đổ lỗi cho một người nào khác; chúng ta cho rằng người đó phải chịu trách nhiệm về sự đau khổ của chúng ta.

-3-
Ẩn trong phụ thuộc là tức giận

Các bạn đóng một vai trò quan trọng và vô cùng ý nghĩa bởi vì tôi phụ thuộc vào các bạn mới có được niềm hạnh phúc, mới có được địa vị của mình, mới có được thanh thế uy tín của mình. Nhờ có các bạn, tôi được đáp ứng những nhu cầu của mình, vì vậy nên với tôi  các bạn luôn là những người quan trọng; tôi phải bảo vệ các bạn. Nhờ có các bạn, tôi mới có thể trốn thoát được chính mình; và khi tôi bị ném trở lại với chính mình, tôi cảm thấy sợ hãi lo lắng vì tình trạng của mình, tôi trở nên tức giận. Tức giận xuất hiện dưới nhiều hình thức: thất vọng, oán giận, đau khổ, ganh ghét, và vân vân.

-4-
Tức giận dồn nén là một vấn đề rắc rối

Việc dồn nén tức giận, ví dụ như thất vọng, đòi hỏi phải có một liều thuốc kháng trị đó là sự tha thứ; nhưng việc dồn nén tức giận lại quan trọng hơn nhiều so với sự tha thứ. Khi không có sự dồn nén những tức giận thì không cần thiết phải có sự tha thứ. Sự tha thứ chỉ cần thiết khi tồn tại những thất vọng. Chúng ta không thể xua tan tống khứ được tức giận chỉ bằng những hành vi của ý chí, bởi vì ý chí cũng chỉ là một phần của bạo lực. Ý chí là sản phẫm của khao khát, sự thèm muốn; và khao khát có bản chất là hung hãn công kích, lấn át vượt trội. Chúng ta chỉ có thể dùng ý chí để trừ khử tức giận bằng cách chuyển tức giận sang một mức độ khác, trao cho nó một cái tên; nhưng dù sao thì ý chí cũng chỉ là một phần của bạo lực. Để tránh khỏi bạo lực thì chúng ta cần phải thấu hiểu được lòng khao khát.

-5-
Những mong đợi gây ra đau đớn và tức giận

Nếu bạn tức giận đến cùng cực, bạn sẽ ra sao? Tại sao người ta lại phải tức giận? Bởi vì người ta bị tổn thương, khi một người nào đó phát biểu một câu mếch lòng nào đó; và khi một người nào đó nói một câu tâng bốc xu nịnh thì người ta lại cảm thấy hài lòng thỏa mãn. Tại sao bạn lại bị tổn thương? Có phải là do bạn lúc nào cũng xem ta đây là quan trọng, có đúng thế không? Và tại sao chúng ta lại tự xem ta đây là quan trọng?
Bởi vì mỗi người có một ý tưởng riêng, có một cá tính riêng, có một hình tượng riêng, họ tự biết mình nên làm gì và không nên làm gì. Tại sao mỗi người lại tạo cho mình một hình tượng riêng như thế? Bởi vì họ chưa bao giờ thực sự nghiên cứu thử xem bản thân mình là ai, vâng, đúng như thế. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta nên làm cái này hoặc cái kia, chúng ta có những ý tưởng của riêng mình, và khi ý tưởng của chúng ta bị công kích thì chúng ta trở nên tức giận. Nhưng khi bạn thật sự nghiên cứu và thấu hiểu được chính bản thân mình, không có ai khiến bạn bị tổn thương cả. Nếu một người lúc nào cũng nói dối, người này bị người khác chỉ thẳng vào mặt và nói rằng hắn ta là một kẻ nói dối, vậy thì theo bạn lúc này hắn có tức giận không? Đương nhiên là không rồi. Nhưng khi bạn giả vờ rằng mình là một người không nói dối, và người khác bảo rằng bạn nói dối, lúc này bạn sẽ trở nên tức giận. Vậy thì chúng ta đang liên tục tồn tại trong một thế giới của những quan niệm, một thế giới đầy ắp những câu chuyện thần thoại hoang đường, một thế giới không tồn tại điều thực. để hiểu rõ được cuộc sống này, chúng ta cần phải hòa mình vào cuộc sống, điều đó có nghĩa là chúng ta không phán xét, không đánh giá, không thành kiến, và không sợ hãi.

-6-
Hiểu biết xua tan tức giận

Đương nhiên bạn sẽ trở thành những gì bạn chống đối lại... nếu tôi tức giận và bạn đến gặp tôi cũng trong tình trạng tức giận, kết quả sẽ ra sao? Tức giận hơn. Bạn đã giống tôi. Nếu tôi là một con quỷ và bạn chống lại tôi bằng biện pháp ma quỷ, rồi thì bạn cũng sẽ trở thành quỷ. Nếu tôi là kẻ hung ác tàn bạo và bạn dùng những biện pháp hung ác tàn bạo để chiến thắng tôi, rồi thì bạn cũng sẽ trở thành hung ác tàn bạo giống tôi. Và điều này đã được con người lặp đi lặp lại suốt hàng ngàn năm qua. Ắt hẳn vẫn còn một phương án tiếp cận khác hơn là dùng căm thù để đấu lại căm thù? Chúng ta cần nghiên cứu và thấu hiểu tức giận bằng lòng khoan dung; chúng ta không thể dùng những biện pháp bạo lực để áp chế tức giận. Tức giận là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, và nếu chúng ta không nhận thức thấu đáo được chúng thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ thoát khỏi những tức giận.  
Chúng ta đã tạo ra những kẻ thù, những kẻ cướp, và chính bản thân chúng ta cũng trở thành những kẻ thù và những kẻ cướp, thật khó có thể kết thúc được tình trạng thù địch này. “Kẻ thù” và “bè bạn” là sản phẩm của những suy nghĩ và những hành động của chúng ta. Chúng ta phải chịu trách nhiệm khi tạo ra những thù hằn, và vì vậy nên điều quan trọng hơn hết là chúng ta cần phải ý thức được những suy nghĩ và những hành động của mình chú đừng quan tâm nhiều đến việc phân biệt “kẻ thù” hay “bè bạn”, một suy nghĩ đúng đắn sẽ dập tắt ngay sự phân biệt này.
Tình yêu thương luôn luôn bao la vượt trội hơn cả sự phân biệt “bè bạn" hay “kẻ thù”.

-7-

Chúng ta nhìn thế giới hận thù trong hiện tại. Thế giới hận thù này đã được tạo thành bởi cha ông chúng ta và cha ông của cha ông chúng ta, và bởi chính chúng ta. Sự ngu dốt đã kéo dài vô hạn trong quá khứ bất tận kia. Nó là sản phẩm của sự ngu dốt của loài người, không đúng vậy sao? Chúng ta là những cá nhân được tạo thành bởi tổ tiên của mình, tổ tiên của chúng ta đã liên tục tồn tại cùng quá trình hận thù, sợ hãi, tham lam, và vân vân. Giờ đây, là những cá nhân riêng lẻ, chúng ta nối gót theo thế giới hận thù này nếu chúng ta muốn thế.

-8-

Bạn thế nào thì thế giới sẽ giống bạn

Thế giới là phần mở rộng của chính bạn. Nếu bạn trong vai trò là một cá nhân, là một thành viên của thế giới, khao khát muốn xua tan thù hận, vậy thì bạn hãy liên tục phát huy khao khát này. Bởi vì mỗi cá nhân chính là một phần tử tạo thành thế giới, thế giới này được cấu thành bởi hơn sáu tỷ sinh linh. Bạn có can đảm làm người khởi xướng việc xua tan thù hận? Bạn hãy thực hiện những điều bạn cho là đúng, thay đổi của bạn chính là thay đổi của thế giới – dù rằng thay đổi của bạn chỉ là gợn sóng lăn tăn trong cuộc đời này.

-9-

Những nguyên nhân của tức giận và bạo lực

Nguyên nhân của bạo lực cục súc và phá hoại của thế giới này là gì? Tôi tự hỏi không biết liệu bạn đã từng bao giờ tự hỏi mình câu hỏi này chưa. Hay là bạn chấp nhận rằng bạo lực là một phần tất yếu không thể tránh khỏi, là một phần tất yếu của cuộc sống.
Mỗi người trong chúng ta đều mang trong mình mầm mống tức giận tiềm tàng. Chúng ta tức giận; chúng ta không thích mọi người phê bình chỉ trích chúng ta; chúng ta không chấp nhận những can thiệp từ bên ngoài vào cuộc sống riêng tư của chúng ta; chúng ta rất bảo thủ, và vì thế nên chúng ta hung hăng. Vậy thì, chúng ta bảo thủ và hung hăng trong đời sống riêng tư của mình; và cả đối với những mối quan hệ với mọi người xung quanh. Khi chúng ta thèm muốn, tham lam, hám lợi, chúng ta cũng tỏ ra hung hăng đến cùng cực.
Tôi tự hỏi tại sao tình trạng này lại vẫn đang diễn ra ngay trong hiện tại, trong suốt lịch sử loài người? Lịch sử loài người đã kể lại biết bao cuộc chiến, tại sao lại như thế? Tại sao con người lại phải bạo lực hung hăng như thế? Nếu bạn hỏi tại sao, thế theo bạn thì nguyên nhân của tình trạng này là gì? Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi này sau, trước hết chúng ta cần hiểu tại sao những phản ứng bạo lực này lại tồn tại.

-10-

Nguyên nhân sinh lý được thừa kế

Tôi nghĩ rằng một trong số những nguyên nhân của bạo lực là do bản năng mà chúng ta đã được thừa hưởng qua nhiều thế hệ, bản năng mà chúng ta thừa kế từ loài động vật. Bạn đã trông thấy chú chó cắn nhau, hoặc những con bò nhỏ - con mạnh ức hiếp con yếu. Động vật có bản năng khá hung hăng và bạo lực. Và con người chúng ta, đa phần có nguồn gốc căn nguyên từ động vật, cũng thừa hưởng tính hung hăng bạo lực này và cả lòng căm thù nữa. Vì vậy đó là một trong những nguyên nhân của bạo lực.

-11-

Nguyên nhân môi trường và xã hội

Có một nguyên nhân khác của bạo lực chính là môi trường – xã hội mà chúng ta sinh sống, nến văn hóa mà chúng đã và đang được dung dưỡng, nền giáo dục mà chúng ta đã nhận đươc. Chúng ta bị đời sống xã hội cưỡng buộc chúng ta phải hung hăng – mỗi người tự chiến đấu với chính mình, mỗi người đều muốn có địa vị, có quyền lực, có thanh thế. Điều quan tâm hành đầu của con người chính là bản thân mình. Mặc dù con người cũng quan tâm đến gia đình mình, đến cộng đồng mình, đến quốc gia mình, nhưng đặc biệt là họ quan tâm đến chính bản thân mình. Họ làm việc cùng gia đình, cùng cộng đồng, cùng quốc gia, nhưng họ luôn đặt bản thân mình lên trên hết. Ví thế xã hội mà chúng ta đang sinh sống là một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên bạo lực – thái độ cư xử mà xã hội áp đặt lên chúng ta. Để tồn tại, người ta nói thế, bạn cần phải hung hãn, bạn cần phải chiến đấu. Vì vậy môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra bạo lực, và xã hội này, xã hội mà chúng ta đang sinh sống là sản phẩm của tất cả mọi con người; chính chúng ta đã tạo ra nó.

-12-

Nguyên nhân chính của tức giận là nhu cầu tâm lý đòi hỏi được an toàn

Nhưng nguyên nhân chính của bạo lực, theo tôi nghĩ, là mỗi người trong chúng ta từ trong sâu thẵm lòng mình, trong tâm lý, đều tìm kiếm sự an toàn. Có một cái gì đó luôn hối thúc chúng ta tìm kiếm sự an toàn. Vâng, từ trong sâu thẵm lòng mình, mỗi chúng ta đều muốn được an toàn. Đó là lý do vì sao chúng ta ban hành luật hôn nhân gia đình – để chúng ta sở hữu một người phụ nữ, hoặc một người đàn ông, và để được an toàn trong mối quan hệ của mình.Nếu mối quan hệ đó bị công kích, chúng ta trở nên hung hăng, đó là do đòi hỏi của tâm lý, nhu cầu tâm lý bên trong, muốn an toàn trong mọi mối quan hệ của mình. Nhưng thực ra thì chẳng có một sự chắc chắn an toàn nào trong những mối quan hệ cả. Từ trong sâu thẵm chúng ta đều muốn an toàn, những thực tế thì chẳng có điều gì là an toàn đến vĩnh cửu cả. Người vợ của bạn, người chồng của bạn, rất có thể một ngày nào đó sẽ bỏ bạn mà ra đi; tài sản của bạn rất có thể sẽ bị biến mất chỉ qua một cuộc cách mạng, hoặc một biến động nho nhỏ nào đó.

-13-

Cách mạng, quân đội

Trong xã hội luôn tồn tại những cuộc cách mạng, những cuộc khởi nghĩa. Có những cuộc cách mạng đáng trân trọng, có những cuộc cách mạng không đáng để trân trọng, nhưng chúng luôn tồn tại trong mọi lĩnh vực đời sống, trong giới hạn của xã hội. Và một điều rất hiển nhiên là xã hội luôn được đặt trên cơ sở là lòng tham, ganh tỵ, sự đố kỵ, khao khát, tội ác, chiến tranh, vậy thì xã hội cần có những cuộc cách mạng. Xét cho cùng, nếu bạn thường xuyên xem phim ảnh, bạn sẽ nhận thấy một điều là phim ảnh luôn đầy ắp những cảnh bạo lực chiến đấu. Lịch sử loài người đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, hai cuộc chiến này đại diện cho toàn bộ vấn đề bạo lực của toàn cầu. Một quốc gia tồn tại hệ thống quân đội ắt hẳn có một lúc nào đó sẽ tham chiến. Khi chiến tranh xảy ra thì ai là người gánh chịu những hậu quả cuộc chiến? Câu trả lời là những công dân của quốc gia đó. Xin hãy lắng nghe kỹ điều này. Không có quốc gia nào thực sự hòa bình khi quốc gia đó tồn tại một lực lượng quân đội, bất chấp lực lượng quân đội đó để bảo vệ hay để tấn công. Một lực lượng quân đội dù phục vụ với mục đích là bảo vệ hay tấn công cũng chẳng thể đem lại trạng thái hòa bình cho thế giới.

 ***




Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

VIẾT VỀ KRISHNAMURTI




VIẾT VỀ KRISHNAMURTI

Qua những buổi nói chuyện của Krishnamurti, người ta cảm thấy thái độ của ông đối với tôn giáo có vẻ khắc nghiệt, và điều này làm nhiều người sùng đạo buồn lòng; tuy nhiên, có người tìm ra được những đoạn ông nói về điều bất khả tri, về điều vô lượng, về năng lực phi thường từ hư vô, lại nghĩ ông là người duy linh, mê tín. Nói chung cả thái độ theo tôn giáo lẫn chống tôn giáo tìm thấy ở Krishnamurti điều đáng trách. Chúng ta thấy có nhiều nơi ngăn trở không cho Krishnamurti nói chuyện vì nghĩ rằng ông bài xích tôn giáo, và lại có nơi ngăn trở ông vì cổ xúy tín ngưỡng huyền hoặc hay thuyết giảng tư tưởng tiêu cực. Như vậy không phải là điều đáng tiếc lắm sao, khi mà chỉ vì sợ hãi một đóa hoa không hề quan tâm đến tôn giáo cũng không quan tâm đến vô tôn giáo mà ngăn chận không cho hoa tỏa hương? Không phải là điều đáng tiếc lắm sao khi mà suy tưởng của Krishnamurti được đưa ra xem xét nó có lợi hay có hại, trong khi khái niệm lợi hại không hề có trong suy tưởng của ông. Có một điều người ta không thể chối bỏ được là lời nói Krishnamurti xác thực quá mức tưởng tượng, thực đến nỗi không tìm đâu ra được một sự thực thứ hai, nhưng khi nhìn quanh lại không tìm đâu có được sự thực như vậy. Đó là một nghịch lý có lẽ sẽ bỏ ngõ đến tận vài trăm năm sau, như lời trăn trối của Krishnamurti.
Theo chúng tôi, thật ra vấn đề Krishnamurti quan tâm là tổ chức và định kiến. Tôn giáo mà ông khắc nghiệt phê phán đều có hình thức tổ chức cao, và như thế đã biến thành bộ máy quản lý đầy uy quyền. Krishnamurti nói rằng tổ chức càng chặt chẽ thì càng rời xa chân lý. Như vậy không phải tôn giáo, mà chính tổ chức mới là điều gây trầm luân cho tinh thần con người. Điểm thứ hai là định kiến, và điều nàyđã quá rõ, không cần phải bàn đến nhiều khi hiểu rằng định kiến là sản phẩm chết cứng của tư tưởng và làm tâm trí hoàn toàn mất đi tính sinh động của nó, làm tê liệt khả năng khám phá điều mới lạ.
Những người lần đầu tiên đọc Krishnamurti có thể có hai phản ứng: Hoặc là không chấp nhận hay không hiểu gì cả, và do đó bài bác hay chối bỏ ông ; hoặc là cảm thấy ngạc nhiên, phấn khích, cảm thấy như mình mới vừa sinh ra trong một xứ sở thần kỳ chưa từng nghe nói đến, và do đó tìm đọc ông trong suốt nhiều năm. Đối với người phản bác ông ngay từ đầu thì chẳng có gì để nói thêm, bởi vì người ta sẽ xếp sách lại và quên ngay cái tên Krishnamurti. Nhưng đối với người cảm thấy có sự phấn khích khá mãnh liệt lúc đầu, sau nhiều năm đi vòng vo, lặn ngụp, vật vã trong những khái niệm về thời gian, tư tưởng, sợ hãi, hiện thể, tự do, tĩnh lặng, thiền định… họ thấy dường như mình quay lại điểm xuất phát ban đầu, dường như cuộc đời mình không thay đổi gì cả, trái tim mình vẫn chai đá, tâm trí mình vẫn rối bời, và nỗi đau khổ vẫn canh cánh bên lòng. Krishnamurti đã chận đứng tất cả mọi sự giả vờ và tưởng tượng, vì thế mọi người không dám che giấu cái sự thật lạnh lùng đang hiện hữu trong lòng là mình không hiểu gì cả. Krishnamurti đã chận đứng tất cả mọi ngõ ngách dẫn con người chạy trốn về cái lối mòn muôn thuở của các tổ chức chân lý, và vì thế con người đã cùng đường bí lối. Krishnamurti đã vô hiệu hóa mọi ngôn từ, mọi suy nghĩ, và con người cảm thấy bơ vơ tận cùng, cô độc giữa dòng đời hung tàn cứ mãi lạnh lùng trôi. Phải chăng Krishnamurti đã đòi hỏi quá sức con người, muốn mỗi người phải là một ông thánh, trong khi lạc thú cuộc đời chờ chực lôi kéo người ta vào địa ngục lại giăng đầy khắp nơi?
Con người thèm khát chân lý, muốn vươn đến chân lý, hạnh phúc, muốn thu đạt chân lý trong tay, nhưng Krishnamurti lại bảo rằng chân lý giống như ngọn gió, không thể bắt lấy nó, không thể cầm giữ nó trong nắm tay. Con người cần hy vọng, cần niềm tin, nhưng Krishnamurti lại bảo hy vọng chỉ là ảo tưởng của một tâm trí cùn lụt chẳng biết phải làm gì với hiện tại; còn niềm tin chỉ là sự ám thị hoang tưởng. Con người cần hoài niệm về quá khứ, bảo tồn truyền thống, nhưng Krishnamurti lại bảo truyền thống là ngục tù. Con người cần tư duy trong mọi lãnh vực, nhưng Krishnamurti lại bảo suy nghĩ làm suy đồi mọi vẻ đẹp của cuộc sống. Con người cần người hướng dẫn, giúp đỡ, cần được an ủi vỗ về, nhưng Krishnamurti lại từ chối mình làm nạng chống cho bất cứ ai, và không thừa nhận bất cứ ai làm nạng chống cho con người. Con người lo sợ, bất an nhưng hình như Krishnamurti chỉ làm người ta hoảng sợ hơn, vì đã lấy đi tất cả phương cách chạy trốn mà con người đã phát minh được. Con người lần khần, hẹn ngày mai sẽ thay đổi, nhưng Krishnamurti lại bảo sẽ không bao giờ có chuyện dần dà, sự thay đổi chỉ xảy ra ngay lập tức hoặc là không bao giờ. Con người chạy tìm tình yêu, thiền định, nhưng Krishnamurti lại bảo tất cả mọi hình thức thiền định hiện nay chỉ làm tâm trí con người đờ đẫn, trì trệ, và tình yêu theo kiểu hiện nay chỉ là sự dối gạt, chỉ là các thứ tương tự tình yêu nhưng không phải là tình yêu, vì con người hiện nay chỉ biết bảo toàn cho cái tôi của mình. Krishnamurti đã đẩy tư duy của con người đến mé bờ tuyệt vọng, nhưng ông cũng lấy luôn sự tuyệt vọng của con người, khi bảo rằng tuyệt vọng, kỳ vọng, hy vọng chỉ là vọng, không có cái nào là chân trong đó. Con người quẫn bách tìm đến lạc thú, sống buông thả, tìm đến sự hung bạo, và Krishnamurti lại nói sự hung bạo đã đầy dẫy trong đời thường, trong hành động hàng ngày, trong tâm trí con người, khỏi phải tìm đâu xa ; còn sống buông thả, tìm lạc thú chỉ là cách sống vớ vẩn. Và khi con người đã bị Krishnamurti tước sạch mọi thứ, chẳng được chừa lại thứ gì, con người lại bắt đầu hỏi “Vậy thì đường nào đến chân lý?”, thì Krishnamurti lại lạnh lùng trả lời “Chân lý không có đường vào ”, như ông đã từng nói từ những ngày đầu tiên bắt đầu du thuyết, “Nó có ở đó cho ngài, hãy nhận lấy hoặc bỏ đi ”. Con người hỏi vậy phải làm gì, Krishnamurti lại nói chẳng cần làm gì cả ngoài việc nhận ra và hiểu biết, chính sự nhận ra đó đã là hành động tích cực rồi. “Chân lý không mang lại hy vọng, nó chỉ mang lại sự hiểu biết ”. Nhưng thật khó tưởng tượng được sống mà không cần hy vọng hay chỉ cần hiểu biết là đã đủ cho cuộc sống này.
Bài nói chuyện cuối cùng của Krishnamurti trên đời được ghi nhận tại Ấn Độ, vào đầu năm 1986, khoảng một tháng trước khi ông chết, khi ấy ông chín mươi mốt tuổi. Ông nói, “chúng ta phải bắt đầu từ cái chúng ta đang là bây giờ, không phải từ cái chúng ta đã là trong quá khứ hay cái chúng ta sẽ là trong tương lai. Cái chúng ta sẽ là ở tương lai là cái chúng ta đang là bây giờ (Krishnamurti, The Future is Now). Rõ ràng thời gian là một trọng tâm mà Krishnamurti lặp đi lặp lại trong hầu hết các buổi nói chuyện của mình, có lẽ chính vì thời gian là nỗi ám ảnh và là một định mệnh của con ngườiCon người trầm luân vì đã lỡ mang trong định mệnh của mình thành tố thời gian, và để vượt qua sự trầm luân ấy không còn cách nào khác hơn là phải vượt qua thời gian. Dĩ nhiên thời gian ở đây là thời gian tâm lý, là sự chuyển dịch của tâm trí qua lại điểm cân bằng là hiện tại. Đối với Krishnamurti quá khứ là cái đã chết rồi, nhưng không hề bị chôn vùi, ký ức về nó vẫn còn đâu đó trong tâm trí bây giờ, và đó chính là ngục tù của tâm trí. Con người không thay đổi được vì không muốn thay đổi, không muốn đánh mất cái nhà tù quá thơ mộng, quá yên ổn của quá khứ. Thoát ra khỏi nhà tù quá khứ, con người sẽ cảm thấy bơ vơ tận cùng, cảm thấy bản ngã mình bị đánh rơi, bị lạc mất, không biết phải làm gì với sự thể ở hiện tại. Con người cảm thấy mình không thể sống nổi nếu không có quá khứ. Quá khứ ở đây không chỉ là những kỷ niệm êm đềm hay ê chề, mà là toàn bộ truyền thống, văn hóa, nếp sống, tư tưởng, tri thức đã có hàng ngàn năm. Dù có lý luận hay dở thế nào thì con người cũng không muốn hay không thể tách rời ra với quá khứ, và do đó phải lệ thuộc thời gian. Một con người không có quá khứ thì biết phải hành xử ra sao trong hiện tại ? Do vậy đa số vì sinh tồn sẽ quyết định con đường tuyển chọn, sẽ chọn ra quá khứ nào hay để giữ lại, quá khứ nào tồi tệ phải bỏ đi, và như thế, Krishnamurti nói, vẫn lệ thuộc thời gian. Ngay dù có lối sống bất chấp truyền thống, bất chấp quá khứ, thì đó vẫn là một lối sống khuôn theo một ý tưởng, và do vậy con người vẫn bị khuôn định trong thời gian. Vì mọi hành động của con người loay hoay trong cái rọ quá khứ, tức là trầm luân trong thời gian, con người trở nên ngộp thở và bắt đầu tư duy để tìm ra lối thoát, bắt đầu dự kiến đến các mô hình tương lai, trong đó có cả thiên đường, cực lạc, hay cái chết hư vô, nhưng vô ích, Krishnamurti nói, vì tư duy, tư tưởng là thời gian, và do vậy nỗ lực vượt thoát nỗi đau hiện tại để đi đến tương lai hạnh phúc vẫn là một ước mơ thuộc thời gian. Cho nên từ lúc bắt đầu đến lúc chấm dứt, tâm trí con người ngụp lặn trong thời gian, dùng tư duy là thời gian để bứt phá cái định mệnh thời gian xuyên suốt từ quá khứ đến tương lai thì cũng giống như lấy mực bôi mực, biết chừng nào mới hết bẩn. Krishnamurti nói rằng suy nghĩ không thể dừng được, vì bản chất của suy nghĩ là dịch chuyển, khi dừng lại thì suy nghĩ sẽ chết. Suy nghĩ chết thì con người sẽ chết, vì hoạt động của con người cần đến suy nghĩ. Nhưng có một cái có thể chấm dứt, đó là thời gian tâm lý. Con người không muốn bỏ những kho tàng mà họ trân trọng trong quá khứ, cũng không muốn bỏ những kỳ vọng, những ước mơ tươi đẹp về tương lai, con người không muốn tay trắng, chẳng có gì cả và chẳng là gì cả trong đời, và vì thế họ không chịu thay đổi. Con người đưa thân mình chống đỡ cả hai đầu quá khứ và tương lai, và họ cam chịu ở lại với hiện trạng mà theo Krishnamurti là đầy lòng tham lam, ganh tỵ, ghen tuông, mê tín, thích tôn thờ người khác, thích cai trị người khác, sợ hãi, thù hận, hung tàn, và dĩ nhiên xen kẽ có những lạc thú mong manh. Mọi vấn đề của con người có thể gói gọn trong hai chữ thời gian, là một khái niệm hết sức trừu tượng, co dãn, biến hóa, và đôi khi mơ hồ đến mức chẳng ai buồn để ý. Nỗ lực là thời gian. Mong cầu là thời gian. Thành tựu là thời gian. Rèn luyện là thời gian. Kiến thức, tri thức là thời gian. Hứa hẹn, hy vọng, mơ ước là thời gian. Thiên đường, cực lạc cũng là thời gian. Ý chí là thời gian. Lý tưởng là thời gian. Và hạnh phúc, chân lý, tình yêu cũng đã bị ném tận cuối con đường thời gian. Krishnamurti nói rằng con người muốn mình chuyển hóa thì thời gian phải chấm dứt và chấm dứt ngay lập tức, và phương cách để chấm dứt thời gian là thiền định, với điều kiện thiền định phải là một tâm thái không thuộc thời gian tức là không nỗ lực, không cố gắng, không tìm kiếm, không chọn lựa, không loại trừ. Điều này là dĩ nhiên vì nếu thiền định thuộc thời gian thì nó không thể chấm dứt cái sản sinh ra nó là thời gian. Nhưng nếu điều này là đúng thì việc chấm dứt thời gian tâm lý phải là trọng tâm trong mọi suy tưởng, quan sát, xem xét, vì đây là mấu chốt của mọi vấn đề, bất kể là vấn đề nào. Theo Krishnamurti, thiền định có thể phá vỡ cấu trúc kiên cố của thời gian, nhưng tất cả không chỉ có thế, thời gian chấm dứt chỉ mới là một tiền đề, nhưng đó là một tiền đề không phát sinh vấn đề.

JIDDU KRISHNAMURTI – MỘT CON NGƯỜI KHÔNG CHÍNH KIẾN, KHÔNG TÍN NGƯỠNG, KHÔNG THUỘC TỔ CHỨC NÀO. SUY TƯỞNG CỦA ÔNG MANG TÍNH ĐỘC ĐÁO, VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU, VÀ CÓ LẼ SẼ KHÔNG TÌM THẤY TRONG VÀI TRĂM NĂM NỮA.

Tác giả : Mộc Nhiên