J.Krishnamurti
BẠN LÀM GÌ VỚI ĐỜI MÌNH?
Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
--------
BẠN LÀM GÌ VỚI ĐỜI MÌNH?
Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
--------
Phần hai
Tự biết mình:
Bí quyết để được giải thoát
Chương hai
TỨC GIẬN VÀ BẠO LỰC
TỨC GIẬN VÀ BẠO LỰC
-1-
Tức giận có thể là
sự lên mặt ta đây
(cho ta đây là quan
trọng)
Tức giận sở hữu một phẩm chất thời gian, ít ra thì cũng thế, tất cả những mọi quan hệ bị chấm dứt. tức giận có một sinh lực và sức mạnh trong nhất thời. Luôn luôn tồn tại một nỗi thất vọng lạ thường trong những tức giận; vì cô lập tức là thất vọng. Tức giận vì ngã lòng thất vọng, tức giận vì ganh tỵ, tức giận vì bị xúc phạm, tức giận vì bị tổn thương, thường dẫn đến những kết cục bạo lực để tự bào chữa biện hộ cho mình. Chúng ta kết án xử phạt người khác, và chính việc kết án xử phạt đó là một hình thức bào chữa biện hộ cho chính chúng ta. Không có những thái độ như thế, hoặc tự cho mình là đúng đắn hoặc hạ mình tự cho mình là sai trái, thì chúng ta sẽ ra sao? Chúng ta dùng tất cả mọi phương tiện để vực bản thân mình dậy; và tức giận, cũng giống như căm ghét, là một trong số những phương án dễ dàng nhất. Có những tức giận ngẫu nhiên, tự xuất hiện trong nhất thời rồi lại biến mất mà không có chủ ý của cá nhân; nhưng những tức giận hình thành có chủ ý, tức giận này đã được trù tính để tìm cách phá hoại mọi người, đó là một vấn đề khác.-2-Những căn nguyên tâm sinh lý của tức giậnNhững tức giận ngẫu nhiên có thể do một số nguyên nhân sinh lý, chúng ta có thể phát hiện và điều trị được những nguyên nhân này; nhưng nỗi tức giận là kết quả của một nguyên nhân tâm lý thì lại tinh vi hơn và khó chữa trị hơn. Hầu hết mọi chúng ta đều không quan tâm nhiều đến tức giận, chúng ta thường tha thứ cho những tức giận của bản thân mình. Tại sao chúng ta không nên tức giận khi người khác hoặc chính bản thân chúng ta có những thái độ cư xử sai trái? Chúng ta không bao giờ chỉ nói rằng mình đang tức giận rồi ngưng lại ở đó; chúng ta thường giải thích tỉ mỉ về nguyên nhân khiến chúng ta tức giận. Chúng ta không bao giờ chỉ nói rằng mình đang ganh tỵ hay đau khổ, mà chúng ta lại liên tục bào chữa biện hộ chứng minh rằng thái độ ganh tỵ của mình là đúng. Chúng ta thường tiếp tục nói rằng đã yêu thương thì phải có ganh tỵ, hoặc chúng ta liên tục nói về hành động của một người nào đó đã khiến cho chúng ta đau khổ, và vân vân. Chính những lời giải thích đó, những lời nói dài dòng đó, hoặc êm dịu hoặc lớn tiếng, đã làm duy trì kéo dài cảm xúc tức giận trong chúng ta, làm cho cảm xúc tức giận thêm lớn mạnh. Những lời giải thích biện hộ như thế, hoặc im lặng hoặc phát biểu thành lời, đóng vai trò như một tấm chắn bảo vệ, ngăn chúng ta không tự soi xét khám phá chính bản thân mình nữa. Chúng ta muốn được biểu dương hoặc tâng bốc xu nịnh, chúng ta mong đợi một điều gì đó; và khi những điều chúng ta mong đợi không xuất hiện, chúng ta trở nên thất vọng, chúng ta trở nên đau khổ và ganh ghét. Rồi thì, mãnh liệt hoặc nhẹ nhàng, chúng ta đổ lỗi cho một người nào khác; chúng ta cho rằng người đó phải chịu trách nhiệm về sự đau khổ của chúng ta.-3-Ẩn trong phụ thuộc là tức giậnCác bạn đóng một vai trò quan trọng và vô cùng ý nghĩa bởi vì tôi phụ thuộc vào các bạn mới có được niềm hạnh phúc, mới có được địa vị của mình, mới có được thanh thế uy tín của mình. Nhờ có các bạn, tôi được đáp ứng những nhu cầu của mình, vì vậy nên với tôi các bạn luôn là những người quan trọng; tôi phải bảo vệ các bạn. Nhờ có các bạn, tôi mới có thể trốn thoát được chính mình; và khi tôi bị ném trở lại với chính mình, tôi cảm thấy sợ hãi lo lắng vì tình trạng của mình, tôi trở nên tức giận. Tức giận xuất hiện dưới nhiều hình thức: thất vọng, oán giận, đau khổ, ganh ghét, và vân vân.-4-Tức giận dồn nén là một vấn đề rắc rốiViệc dồn nén tức giận, ví dụ như thất vọng, đòi hỏi phải có một liều thuốc kháng trị đó là sự tha thứ; nhưng việc dồn nén tức giận lại quan trọng hơn nhiều so với sự tha thứ. Khi không có sự dồn nén những tức giận thì không cần thiết phải có sự tha thứ. Sự tha thứ chỉ cần thiết khi tồn tại những thất vọng. Chúng ta không thể xua tan tống khứ được tức giận chỉ bằng những hành vi của ý chí, bởi vì ý chí cũng chỉ là một phần của bạo lực. Ý chí là sản phẫm của khao khát, sự thèm muốn; và khao khát có bản chất là hung hãn công kích, lấn át vượt trội. Chúng ta chỉ có thể dùng ý chí để trừ khử tức giận bằng cách chuyển tức giận sang một mức độ khác, trao cho nó một cái tên; nhưng dù sao thì ý chí cũng chỉ là một phần của bạo lực. Để tránh khỏi bạo lực thì chúng ta cần phải thấu hiểu được lòng khao khát.-5-Những mong đợi gây ra đau đớn và tức giậnNếu bạn tức giận đến cùng cực, bạn sẽ ra sao? Tại sao người ta lại phải tức giận? Bởi vì người ta bị tổn thương, khi một người nào đó phát biểu một câu mếch lòng nào đó; và khi một người nào đó nói một câu tâng bốc xu nịnh thì người ta lại cảm thấy hài lòng thỏa mãn. Tại sao bạn lại bị tổn thương? Có phải là do bạn lúc nào cũng xem ta đây là quan trọng, có đúng thế không? Và tại sao chúng ta lại tự xem ta đây là quan trọng?Bởi vì mỗi người có một ý tưởng riêng, có một cá tính riêng, có một hình tượng riêng, họ tự biết mình nên làm gì và không nên làm gì. Tại sao mỗi người lại tạo cho mình một hình tượng riêng như thế? Bởi vì họ chưa bao giờ thực sự nghiên cứu thử xem bản thân mình là ai, vâng, đúng như thế. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta nên làm cái này hoặc cái kia, chúng ta có những ý tưởng của riêng mình, và khi ý tưởng của chúng ta bị công kích thì chúng ta trở nên tức giận. Nhưng khi bạn thật sự nghiên cứu và thấu hiểu được chính bản thân mình, không có ai khiến bạn bị tổn thương cả. Nếu một người lúc nào cũng nói dối, người này bị người khác chỉ thẳng vào mặt và nói rằng hắn ta là một kẻ nói dối, vậy thì theo bạn lúc này hắn có tức giận không? Đương nhiên là không rồi. Nhưng khi bạn giả vờ rằng mình là một người không nói dối, và người khác bảo rằng bạn nói dối, lúc này bạn sẽ trở nên tức giận. Vậy thì chúng ta đang liên tục tồn tại trong một thế giới của những quan niệm, một thế giới đầy ắp những câu chuyện thần thoại hoang đường, một thế giới không tồn tại điều thực. để hiểu rõ được cuộc sống này, chúng ta cần phải hòa mình vào cuộc sống, điều đó có nghĩa là chúng ta không phán xét, không đánh giá, không thành kiến, và không sợ hãi.-6-Hiểu biết xua tan tức giậnĐương nhiên bạn sẽ trở thành những gì bạn chống đối lại... nếu tôi tức giận và bạn đến gặp tôi cũng trong tình trạng tức giận, kết quả sẽ ra sao? Tức giận hơn. Bạn đã giống tôi. Nếu tôi là một con quỷ và bạn chống lại tôi bằng biện pháp ma quỷ, rồi thì bạn cũng sẽ trở thành quỷ. Nếu tôi là kẻ hung ác tàn bạo và bạn dùng những biện pháp hung ác tàn bạo để chiến thắng tôi, rồi thì bạn cũng sẽ trở thành hung ác tàn bạo giống tôi. Và điều này đã được con người lặp đi lặp lại suốt hàng ngàn năm qua. Ắt hẳn vẫn còn một phương án tiếp cận khác hơn là dùng căm thù để đấu lại căm thù? Chúng ta cần nghiên cứu và thấu hiểu tức giận bằng lòng khoan dung; chúng ta không thể dùng những biện pháp bạo lực để áp chế tức giận. Tức giận là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, và nếu chúng ta không nhận thức thấu đáo được chúng thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ thoát khỏi những tức giận.Chúng ta đã tạo ra những kẻ thù, những kẻ cướp, và chính bản thân chúng ta cũng trở thành những kẻ thù và những kẻ cướp, thật khó có thể kết thúc được tình trạng thù địch này. “Kẻ thù” và “bè bạn” là sản phẩm của những suy nghĩ và những hành động của chúng ta. Chúng ta phải chịu trách nhiệm khi tạo ra những thù hằn, và vì vậy nên điều quan trọng hơn hết là chúng ta cần phải ý thức được những suy nghĩ và những hành động của mình chú đừng quan tâm nhiều đến việc phân biệt “kẻ thù” hay “bè bạn”, một suy nghĩ đúng đắn sẽ dập tắt ngay sự phân biệt này.Tình yêu thương luôn luôn bao la vượt trội hơn cả sự phân biệt “bè bạn" hay “kẻ thù”.-7-Chúng ta nhìn thế giới hận thù trong hiện tại. Thế giới hận thù này đã được tạo thành bởi cha ông chúng ta và cha ông của cha ông chúng ta, và bởi chính chúng ta. Sự ngu dốt đã kéo dài vô hạn trong quá khứ bất tận kia. Nó là sản phẩm của sự ngu dốt của loài người, không đúng vậy sao? Chúng ta là những cá nhân được tạo thành bởi tổ tiên của mình, tổ tiên của chúng ta đã liên tục tồn tại cùng quá trình hận thù, sợ hãi, tham lam, và vân vân. Giờ đây, là những cá nhân riêng lẻ, chúng ta nối gót theo thế giới hận thù này nếu chúng ta muốn thế.
-8-
Bạn thế nào thì thế giới sẽ giống bạnThế giới là phần mở rộng của chính bạn. Nếu bạn trong vai trò là một cá nhân, là một thành viên của thế giới, khao khát muốn xua tan thù hận, vậy thì bạn hãy liên tục phát huy khao khát này. Bởi vì mỗi cá nhân chính là một phần tử tạo thành thế giới, thế giới này được cấu thành bởi hơn sáu tỷ sinh linh. Bạn có can đảm làm người khởi xướng việc xua tan thù hận? Bạn hãy thực hiện những điều bạn cho là đúng, thay đổi của bạn chính là thay đổi của thế giới – dù rằng thay đổi của bạn chỉ là gợn sóng lăn tăn trong cuộc đời này.-9-
Những nguyên nhân của tức giận và bạo lựcNguyên nhân của bạo lực cục súc và phá hoại của thế giới này là gì? Tôi tự hỏi không biết liệu bạn đã từng bao giờ tự hỏi mình câu hỏi này chưa. Hay là bạn chấp nhận rằng bạo lực là một phần tất yếu không thể tránh khỏi, là một phần tất yếu của cuộc sống.Mỗi người trong chúng ta đều mang trong mình mầm mống tức giận tiềm tàng. Chúng ta tức giận; chúng ta không thích mọi người phê bình chỉ trích chúng ta; chúng ta không chấp nhận những can thiệp từ bên ngoài vào cuộc sống riêng tư của chúng ta; chúng ta rất bảo thủ, và vì thế nên chúng ta hung hăng. Vậy thì, chúng ta bảo thủ và hung hăng trong đời sống riêng tư của mình; và cả đối với những mối quan hệ với mọi người xung quanh. Khi chúng ta thèm muốn, tham lam, hám lợi, chúng ta cũng tỏ ra hung hăng đến cùng cực.Tôi tự hỏi tại sao tình trạng này lại vẫn đang diễn ra ngay trong hiện tại, trong suốt lịch sử loài người? Lịch sử loài người đã kể lại biết bao cuộc chiến, tại sao lại như thế? Tại sao con người lại phải bạo lực hung hăng như thế? Nếu bạn hỏi tại sao, thế theo bạn thì nguyên nhân của tình trạng này là gì? Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi này sau, trước hết chúng ta cần hiểu tại sao những phản ứng bạo lực này lại tồn tại.-10-
Nguyên nhân sinh lý được thừa kếTôi nghĩ rằng một trong số những nguyên nhân của bạo lực là do bản năng mà chúng ta đã được thừa hưởng qua nhiều thế hệ, bản năng mà chúng ta thừa kế từ loài động vật. Bạn đã trông thấy chú chó cắn nhau, hoặc những con bò nhỏ - con mạnh ức hiếp con yếu. Động vật có bản năng khá hung hăng và bạo lực. Và con người chúng ta, đa phần có nguồn gốc căn nguyên từ động vật, cũng thừa hưởng tính hung hăng bạo lực này và cả lòng căm thù nữa. Vì vậy đó là một trong những nguyên nhân của bạo lực.-11-
Nguyên nhân môi trường và xã hộiCó một nguyên nhân khác của bạo lực chính là môi trường – xã hội mà chúng ta sinh sống, nến văn hóa mà chúng đã và đang được dung dưỡng, nền giáo dục mà chúng ta đã nhận đươc. Chúng ta bị đời sống xã hội cưỡng buộc chúng ta phải hung hăng – mỗi người tự chiến đấu với chính mình, mỗi người đều muốn có địa vị, có quyền lực, có thanh thế. Điều quan tâm hành đầu của con người chính là bản thân mình. Mặc dù con người cũng quan tâm đến gia đình mình, đến cộng đồng mình, đến quốc gia mình, nhưng đặc biệt là họ quan tâm đến chính bản thân mình. Họ làm việc cùng gia đình, cùng cộng đồng, cùng quốc gia, nhưng họ luôn đặt bản thân mình lên trên hết. Ví thế xã hội mà chúng ta đang sinh sống là một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên bạo lực – thái độ cư xử mà xã hội áp đặt lên chúng ta. Để tồn tại, người ta nói thế, bạn cần phải hung hãn, bạn cần phải chiến đấu. Vì vậy môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra bạo lực, và xã hội này, xã hội mà chúng ta đang sinh sống là sản phẩm của tất cả mọi con người; chính chúng ta đã tạo ra nó.-12-
Nguyên nhân chính của tức giận là nhu cầu tâm lý đòi hỏi được an toànNhưng nguyên nhân chính của bạo lực, theo tôi nghĩ, là mỗi người trong chúng ta từ trong sâu thẵm lòng mình, trong tâm lý, đều tìm kiếm sự an toàn. Có một cái gì đó luôn hối thúc chúng ta tìm kiếm sự an toàn. Vâng, từ trong sâu thẵm lòng mình, mỗi chúng ta đều muốn được an toàn. Đó là lý do vì sao chúng ta ban hành luật hôn nhân gia đình – để chúng ta sở hữu một người phụ nữ, hoặc một người đàn ông, và để được an toàn trong mối quan hệ của mình.Nếu mối quan hệ đó bị công kích, chúng ta trở nên hung hăng, đó là do đòi hỏi của tâm lý, nhu cầu tâm lý bên trong, muốn an toàn trong mọi mối quan hệ của mình. Nhưng thực ra thì chẳng có một sự chắc chắn an toàn nào trong những mối quan hệ cả. Từ trong sâu thẵm chúng ta đều muốn an toàn, những thực tế thì chẳng có điều gì là an toàn đến vĩnh cửu cả. Người vợ của bạn, người chồng của bạn, rất có thể một ngày nào đó sẽ bỏ bạn mà ra đi; tài sản của bạn rất có thể sẽ bị biến mất chỉ qua một cuộc cách mạng, hoặc một biến động nho nhỏ nào đó.-13-
Cách mạng, quân độiTrong xã hội luôn tồn tại những cuộc cách mạng, những cuộc khởi nghĩa. Có những cuộc cách mạng đáng trân trọng, có những cuộc cách mạng không đáng để trân trọng, nhưng chúng luôn tồn tại trong mọi lĩnh vực đời sống, trong giới hạn của xã hội. Và một điều rất hiển nhiên là xã hội luôn được đặt trên cơ sở là lòng tham, ganh tỵ, sự đố kỵ, khao khát, tội ác, chiến tranh, vậy thì xã hội cần có những cuộc cách mạng. Xét cho cùng, nếu bạn thường xuyên xem phim ảnh, bạn sẽ nhận thấy một điều là phim ảnh luôn đầy ắp những cảnh bạo lực chiến đấu. Lịch sử loài người đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, hai cuộc chiến này đại diện cho toàn bộ vấn đề bạo lực của toàn cầu. Một quốc gia tồn tại hệ thống quân đội ắt hẳn có một lúc nào đó sẽ tham chiến. Khi chiến tranh xảy ra thì ai là người gánh chịu những hậu quả cuộc chiến? Câu trả lời là những công dân của quốc gia đó. Xin hãy lắng nghe kỹ điều này. Không có quốc gia nào thực sự hòa bình khi quốc gia đó tồn tại một lực lượng quân đội, bất chấp lực lượng quân đội đó để bảo vệ hay để tấn công. Một lực lượng quân đội dù phục vụ với mục đích là bảo vệ hay tấn công cũng chẳng thể đem lại trạng thái hòa bình cho thế giới.***